- Trạch (địa lý phong thủy): Trạch là vị trí đất được chọn theo các tiêu chuẩn phong thủy, nhằm tạo ra một môi trường sống hài hòa. Trạch được chia thành dương trạch và âm trạch:
- Dương trạch: Dùng để xây dựng nhà cửa, đình chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc. Dương trạch phải hòa hợp với thiên nhiên, có môi trường thoáng đãng, nhiều ánh sáng và gió, tránh nơi ẩm thấp. Các điều kiêng kỵ trong dương trạch bao gồm:
- Không xây nhà trên giếng cũ.
- Không xây nhà trên ngã ba đường, nơi có đường thẳng đâm vào cửa.
- Trước nhà không trồng cây dâu (tang), cây độc, không có cây sóng đôi trước cửa, và tránh cây chết khô.
- Trước nhà nên trồng cây hoa hòe, tùy theo phương hướng, có thể trồng cây mai, táo, hoặc hạnh lý.
- Âm trạch: Dùng để chôn cất người chết, còn gọi là mồ mả. Theo quan niệm phong thủy, nếu người chết được chôn vào một vị trí tốt về phong thủy, sẽ mang lại phúc cho con cháu đời sau. Những yếu tố quan trọng trong việc chọn âm trạch bao gồm:
- Núi sông, dòng chảy, vị trí tụ khí, phương vị, và các yếu tố tự nhiên khác.
- Dương trạch: Dùng để xây dựng nhà cửa, đình chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc. Dương trạch phải hòa hợp với thiên nhiên, có môi trường thoáng đãng, nhiều ánh sáng và gió, tránh nơi ẩm thấp. Các điều kiêng kỵ trong dương trạch bao gồm:
- Long mạch: Long mạch là một khái niệm trong địa lý phong thủy, mô tả các dải núi, dải đất, dòng sông hoặc nước uốn lượn, giống như hình dạng của con rồng. Long mạch chia thành son mạch và thủy mạch:
- Son mạch: Là các dải núi, dải đất chạy từ tổ sơn đến huyệt. Son mạch chia thành cán long (dải chính lớn) và bàng long (nhánh nhỏ).
- Thủy mạch: Là các dòng sông, nước chảy theo các dải son mạch. Thủy mạch cũng chia thành cán long và chi long. Dòng nước có thể chảy thuận hoặc ngược chiều, và khi chảy thuận được gọi là thuận long, còn khi chảy ngược là hồi long.
Những yếu tố này, cùng với các phương hướng và yếu tố tự nhiên khác, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà cửa và quyết định sự thịnh vượng hay suy vong của gia đình.
Các nhà địa lý phong thủy chia ra làm 9 loại long mạch:
- Hồi long là long quay đầu lại chầu tổ sơn.
- Xuất dương long là long chạy ra biển cả.
- Giáng long là rồng xà xuống và tụ huyệt.
- Sinh long là rồng như sống động, mạch, chi, cát, rõ ràng, đường nét sinh động.
- Phi long là hình rồng bay uyển chuyển.
- Ngọc long là hình rồng nằm im lìm thư thái.
- Ân long là thế rồng ẩn, hình mờ mạch chìm.
- Đàng long là rồng bay lên, hình thể cao vút.
- Linh quần long là nhóm rồng hình thể như đuổi nhau, quấn quýt.
Thủy long cũng có tứ long, là các con sông lớn, cán long và chi lo là các sông nhỏ rẽ từ sông lớn ra các mương rạch. Thủy long có phân ra và hợp lại, thủy hợp hội tụ lại thành minh đường. Thủy hội tụ chia thành nhiều kiểu:
- Thái cục hồn thủy là các dải nước nhìn xa thấy thoáng ẩn hiện, nhìn gần không thấy.
- Thiện tâm thủy là nơi chính giữa minh đường trước huyệt, nước không bao giờ cạn.
- Chân ứng thủy là nước trước huyệt do các thủy long tạo thành.
- Duyên trū thủy là nước bốn phía quanh huyệt.
- Triều hoài thủy là nước có tầng lớp đều hướng về tám huyệt.
- Tu diện thủy là nước trên mặt.
- Vệ thân thủy là nước bảo vệ thân.
- Đang hang thủy là nước láng qua ngực.
- Xuyên tí thủy là nước xiên qua tay.
- Cát cước thủy là nước cát dứt chân.
- Lâm dâu thủy là nước làm ướt đầu.
- Quyên liêm thủy là nước cuốn rèm của.
- Phán thân thủy là nước xối vào người.
- Giao kiếm thủy là nước giao nhau như hai lưỡi kiếm.
- Lâm sái thủy là nước tạt vào má.
- Lưu né thủy là nước cuốn theo bùn đất.
- Phản lưu thủy là nước chảy đi các ngả.
- Cung bối thủy là nước phía sau lưng.
- Yên đái thủy là nước ở chỗ dải hang.
- Phản khiên thủy là nước chảy trở lại.
- Nhập khẩu thủy là nước chảy vào hang.
- Cửu khúc thủy là nước chảy quanh co 9 khúc.
- Xung tâm thủy là nước xối thẳng vào tim.
- Ô kha thủy là nước màu đen như một loại ngọc.
- Ám cung thủy là nước phù hộ ngầm.
Nói chung, hợp thủy thì tốt. Nước còn có thành nước là bờ giới hạn nước lại để long khí không tản mát, thành nước có các hình thể kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, mỗi thành nước có lành dữ khác nhau.
- Kim thành là thành nước bao quanh thì vinh hoa phú quý và hòa thuận yên lành.
- Thủy thành là thành nước quanh có uốn khúc thì danh chúc rất cao, dồi dào sáng danh.
- Mộc thành là thành có nước ào ào chảy xiết thì hậu thế lưu lạc phương xa hoặc chết sớm.
- Hỏa thành là thành nước vỡ vụn lô nhô thì đó là huyệt dữ.
- Thổ thành là thành nước vuông vắn, bằng tròn thì có lành, có dữ. Nếu sâu êm đềm là tốt, dòng chảy chen nhau là tốt.
Thủy khẩu: Thủy khẩu là nơi mà nước chảy vào minh đường hay chảy ra khỏi minh đường. Nơi nước chảy vào gọi là thiên môn, nơi nước chảy ra gọi là địa hộ. Dòng nước chảy của thủy khẩu quanh co khúc khuỷu, dòng hẹp và dài là quý. Dòng nước chảy trong thủy khẩu mở rộng và chảy thẳng là dáng ky. Phạm vi của thủy khẩu là từ chỗ nước chảy vào đến chỗ nước chảy ra. Phạm vi này có to có nhỏ, phạm vi thủy khẩu càng lớn, trùng trùng lớp lớp, càng êm đẹp thì phúc càng lớn. Trong thủy khẩu lớn có thủy khẩu nhỏ, nhiều thủy khẩu nhỏ hợp thành thủy khẩu lớn. Nước chảy vào minh đường phải càng sâu vào thiên tâm càng quý, nhưng dòng chảy qua nhiều thiên tám phóng đi thì lại dáng ky. Nước chảy vào minh đường phải thong thả, vòng quanh co. Trước huyệt có dòng nước sâu khó nhìn thấy, chỗ nước chảy đến và chảy đi là huyệt quý hiếm. Nguồn nước vươn xa thì long khí vượng, phúc lâu dài; nguồn nước ngắn thì phúc ngắn. Nước phải nháp minh đường.
Nguồn nước nếu là sông quanh có uốn khúc thì là cát, nếu là hồ dàm mặt nước phẳng như gương thì là tốt. Nói chung, nước phải sâu không bao giờ cạn mới là tốt. Nguồn nước chảy đến sông thắng vào, ào ào chảy xiết là dữ, nước đến mà không nhập minh đường coi như không có nước. Nước bẩn có mùi hôi thối, bẩn như bùn, gặp mưa thì nổi lên, trời tạnh thì khô kiệt đều là không tốt.
Minh đường: Ngày xưa minh đường là nơi vua chúa tiếp các bá quan văn võ triều bái, nhận quà tặng của thiên hạ lên hoàng đế. Các nhà địa lý gọi minh đường là nền đất trước huyệt có núi vây quanh, có sông triều cúng sinh khí tụ họp. Minh đường có nội minh đường, trung minh đường và ngoại minh đường. Gọi là tam đường. Minh đường trước huyệt gọi là nội minh đường, minh đường ở trong long sơn và hổ sơn gọi là trung minh đường, minh đường ở trong án sơn gọi là ngoại minh đường.
Minh đường phải vừa phải, cân đối với thế cục chung quanh huyệt, không được rộng quá, rộng quá thì không tàng phong, cũng không được hẹp quá, hẹp quá thì sẽ ít khí. Minh đường nên vừa phải, vuông tròn hợp cách, không được nghiêng lệch, không bị nước chảy thốc vào minh đường. Nội minh đường phải nhỏ hơn trung minh đường, trung minh đường nhỏ hơn ngoại minh đường.
Ngoài ra còn có các loại minh đường hung sát:
Như: Minh đường kiếp sát là có sa nhọn, khuyết khẩu, nước xối thốc vào huyệt. Minh đường bức trách là án sơn của minh đường quá bức thúc chật hẹp. Minh đường phán bối là minh đường quay lưng lại, không triều bái vào phía trong. Minh đường bát tác là trong minh đường có chỗ bị nhô cao hẳn lên làm cho địa thế không bằng phẳng bị tác nghẽn. Minh đường phái toái là các minh đường nhọn dài, khúc khuỷu, lồi lõm, mặt đất nham nhở. Minh đường khoảng dã là minh đường đứng trên huyệt nhìn thấy có rậm không có rào giậu như đất bỏ hoang. Minh đường khuynh đảo là thủy lưu nghiêng lệch khuynh đảo, long sơn, hổ sơn thuận thế chạy đi. Minh đường đẩu tả là địa thế trước huyệt hiểm trở, dựng đứng… Các huyệt có minh đường hung sát như trên chớ nên dùng.
Huyệt
Nghĩa gốc là nhà cửa bàng đất, là hang ổ, là lỗ huyệt, là các điểm để châm cứu trên thân thể con người. Thầy phong thủy cho rằng huyệt là nơi tụ khí của long mạch, thủy khẩu, minh đường… tạo ra, mà xây nhà của hoặc táng mộ ở đó thì cát lợi.
Huyệt tốt nhất là nơi đáp ứng các tiêu chuẩn về long mạch, thủy khẩu, minh đường, chu tước huyền vũ và phương vị.
Điểm huyệt
Sau khi đã tìm được địa thế có đủ các tiêu chuẩn của long mạch, thủy khẩu, minh đường, long hổ sơn, chu tước huyền vũ… và phương vị sinh vương thì chọn vị trí tụ khí tốt là đạt các tiêu chuẩn nói trên đó là các điểm huyệt.
Điểm huyệt là việc vô cùng khó khăn, đó là công việc tổng hợp tất cả các kiến thức về địa lý, kinh nghiệm, cảm giác hình dung tưởng tượng, kết hợp với la kinh để chọn được vị trí cát lợi nhất cho việc xây cất nhà cửa hoặc táng mộ.
Căn cứ vào địa hình địa thế có thể lấy đúng giữa huyệt, lấy huyệt có nhánh, lấy huyệt ở bên cạnh.
Đất tại huyệt vị phải rắn chắc không được tơi vụn. Đất huyệt tốt nhất phải là đất có 3 lớp: Lớp đất mặt (phù thổ) đến lớp thổ thổ rồi đến lớp huyệt thổ.
Nhưng huyệt tốt nhất là những huyệt có hình như cổ rắn, như vai rùa, cánh hạc, cánh loan, càng cua như vú bò. Khi nằm như vòi voi cuộn lại, như mang cá, như bướu lạc, đà, như lẫy nỏ, như xoáy nước, như vết hàn trên thân cây, như bàn tay bịt miệng hổ, như bàn tay để ngửa…
Điểm huyệt phải rất coi trọng nông sâu, đáng nông mà sâu thì khí sẽ qua phía trên, dáng sâu mà nông thì khí sẽ qua phía dưới. Nghĩa là không nên sâu quá nước sẽ thấm vào, nông quá khiến mối vào làm tổ. Tốt nhất đặt ở lớp huyệt thổ.
Ô miên núi thì điểm huyệt ở tháp, kiềm tháp. Oa là thế đất có núi hình trăng liềm, phần trăng khuyết tháp xuống đó là oa. Kiềm là thế đất thấp dưới núi có hình hai nhánh nhô ra kẹp lấy huyệt. Phải điểm huyệt ở dưới tháp để cho gió không thổi tới được gọi là để được tụ khí.
Ở vùng dòng bàng thì huyệt ở nơi nhũ và đột. Nhũ là phần đất cao nhô ra diện đất thấp hơn. Đột là chỗ đất nổi cao hơn xung quanh hay gọi là gò.
Huyệt trường hình kim (tròn) thì huyệt ở oa, hình mộc (dài) thì huyệt ở chỗ dốt (mắt), hình thủy (vòng vèo, méo) thì huyệt ở chỗ khúc, hình thổ (có các góc) thì huyệt ở góc khác các góc kia, nếu các góc giống nhau thì huyệt ở giữa. Hình hỏa nhọn dài thường không có huyệt.
Son mạch không được đi thẳng vào huyệt. Đáng quý là mạch như rắn bò trên cỏ, như bóng hiện trên ruộng, đất như khom lưng xuống thì huyệt ở chỗ khum.
Long, hổ dài thì huyệt ở nam, ngắn thì huyệt ở bắc, dài thì huyệt ở xa, ngắn thì huyệt ở gần.
Nơi rộng rãi thông thoáng thì huyệt ở kín đáo bên trong, bức bách chật hẹp thì huyệt ở ngoài. Minh đường hẹp thì huyệt ở chỗ thấp, minh đường rộng thì huyệt ở chỗ cao.
Thể đặt hình cây đèn thì huyệt ở tim đèn, hình hoa sen thì huyệt ở trong bông hoa, hình con cá thì huyệt ở bụng và mắt cá, hình con rắn thì huyệt ở tai và rốn, hình con voi thì huyệt ở lỗ mũi, hình con trâu thì huyệt ở bụng, huyệt con gà áp trúng thì huyệt ở trứng, hình rồng vờn ngọc thì huyệt ở viên ngọc, hình phượng bay thì huyệt ở dưới chân, hình nguyệt ngậm sách thì huyệt ở mỏ, hình rắn ngậm trái thì huyệt ở tai, hình rồng uống nước thì huyệt ở bụng, ở rốn, hình voi trắng cuốn nước trong hồ thì huyệt ở hồ, hình hổ ra khỏi núi thì huyệt ở núi, hình mèo bắt chuột thì huyệt ở mắt mèo, hình ngựa trắng uống nước thì huyệt ở bụng, hình gà vàng thấy rắn thì huyệt ở mắt gà, hình rùa xuống nước thì huyệt ở 2 mắt, hình đàn dê thấy chó thì huyệt ở hình chó, hình đàn quạ thấy xác chết thì huyệt ở xác, hình sú tủ và đàn trâu thì huyệt ở trâu, hình con rét thì huyệt ở 2 mắt, hình con thần lan thì huyệt ở rốn, hình cỏ tiên thắt dây lưng thì huyệt ở âm môn, hình cô gái đẹp dáng hoa thì huyệt ở trên vú…
An Sơn
Án có nghĩa là bàn giấy (án thu) cũng có nghĩa là che chắn phía trước (án ngự) án sơn là núi nhỏ chắn phía trước huyệt như bàn giấy trước mặt người ngồi. Án son là núi nhỏ và gần nhưng ở ngoài minh đường, án son không nên to và cao, phải sao cho đúng huyệt, nhìn không cao quá tầm mắt. Vị trí địa thế của kinh thành Huế thì núi Ngự Bình là án son vô cùng đẹp đẽ.
Án sơn chắn ngang huyệt cân đối ngay ngắn, tròn đẹp, màu sắc rực rõ, bằng phẳng như ôm lấy huyệt, có tình cảm là án son quý. Nếu án son thô lậu, nham nhở, dáng lổn nhổn, hình dạng xấu xí, quay lưng lại huyệt, quá cao hoặc quá gần tạo ra thế che lấp, bức bách, huyệt trướng là án son hung.
Huyệt có án như chủ có khách, như vua có tôi.
Triều Son
Triều có nghĩa là đối diện như chủ với khách.
Triều sơn là núi to lớn và xa hơn án sơn mà triều theo triều vào huyệt là triều son quý. Như vậy tính chất của triều và án son là giống nhau, nhưng khác nhau ở chỗ là thấp bé và to lớn, gần và xa.
Sa Sơn
Là núi xung quanh huyệt, sa là son, son là sa. Các nhà địa lý phân ra các loại sa như sau: An sơn, triều son, thanh long, bạch hổ, tà phù, hữu bạt, la thành viên cục, lạc son, hà thu sa, thủy khẩu sa, cám môn son, hoa biểu son, bắc thanh tinh, la tinh son, quan tinh sa, quy tinh son, diệu tinh son…
Thanh Long – Bạch Hổ
Thanh long là núi bên trái huyệt, bạch hổ là núi bên phải huyệt. Có khi sa mạch chạy đến huyệt rồi phân ra 2 nhánh như hai cánh tay ôm lấy huyệt để tạo thành thanh long bạch hổ. Có khi son mạch chạy đến huyệt rồi trái ra như một cánh tay ôm lấy huyệt, còn bên kia là son mạch từ bên ngoài chạy tới ôm lấy huyệt cũng tạo thành thanh long bạch hổ. Thanh long hoặc bạch hổ tự mình (son mạch tạo ra huyệt) sinh ra gọi là chủ, thanh long hoặc bạch hổ son do mạch bên ngoài chạy đến mà tạo ra gọi là thúc. Thanh long, bạch hổ ôm chườm lấy huyệt là huyệt quý. Thanh long bạch hổ có thể bên dài bên ngắn, cốt sao phải hài hòa tình nghĩa.
Tá Phù Hữu Bật
Là hai quả núi nằm ở 2 bên tả hữu của huyệt. Tá phù hữu bật cân xứng về độ cao thấp, xa gần, lớn nhỏ, không so le cọc cạch là huyệt quý. Người ta gọi tà phù hữu bật là nhật nguyệt giáp chiếu, hay là văn võ thị vệ. Tá phù hữu bật dịch về phía sau huyệt gọi là thiên át thái at. Dịch về phía trước một chút và châu vào gọi là Kim ngô, chấp pháp, nằm ở 2 bên minh đường gọi là thiên quan, địa trục, nằm ở 2 bên thủy khẩu gọi là hoa biển, cảm môn.
La Thành Viên Cục
Là thế núi bao bọc xung quanh địa huyệt như tường thành bao quanh trùng trùng điệp điệp, lên xuống nhấp nhô bảo hộ lấy huyệt, tựa như các cánh hoa sen ôm nhụy đó là huyệt quý.
Lạc Sơn
Là mạch ở phía sau địa huyệt trường, lạc sơn cần đối xứng dàng sau huyệt trướng. Lạc sơn còn gọi là nhạc son dùng cho huyệt gối đầu lên (chẩm huyệt).
Có 3 loại lạc son: Đặc lạc là sơn mạch từ xa trườn tới áp sát sau huyệt. Tá lạc là sơn mạch chắn ngang sau huyệt làm huyệt không bị trống trải. Hư lạc là sa mạch tán loạn như muốn chạy đi xa ở đằng sau huyệt. Hư lạc là hung sa.
Đắc lạc và tá lạc là cát sa.
Hạ thủ sa hay còn gọi là Hạ quan, Hạ tý:
Núi nằm ở bên cạnh dòng nước chảy ra bất kỳ ở hướng nào của huyệt đều gọi là hạ thủ sa. Hễ có hạ thủ sa là có kết phải. Dòng chảy trước huyệt rẽ trái thì bén trái là hạ thủ. Hạ thủ sa càng trùng trùng điệp điệp, dày đặc liền tiếp, tránh mỏng manh thông thoáng.
Bắc thần
Là núi dá dụng giữa thủy khẩu có hình thù kỳ quái. Núi Bắc thần này rất tôn quý, hiếm hoi, chủ đại huyệt của vương hầu. Bắc thần càng hùng vĩ càng cát lộc.
La tinh:
Là núi nhỏ hoặc gò nổi lên giữa thủy khẩu giống như Bắc thần. La tinh có thể là núi nhỏ, gò dát hoặc dốc, nếu là dát tốt hơn là đát. La tinh tròn trặn hoặc nghiêng vát là tốt, nham nhở là xấu. La tinh có 4 bề mặt là nước thì tốt. Địa thế câu nguyệt có la tinh là địa thế của huyệt quý.
Quan tinh
Là núi nhỏ ở dạng trước huyệt, ở phía ngoài đối diện với thanh long bạch hổ kéo son mạch ra đằng trước.
Diệu tinh
Là táng dá lớn nhô lên ở 2 bên tả hữu của huyệt. Diệu tinh to lớn đẹp thì phú quý sẽ lâu dài.
Quỷ tinh
Là son mạch phía sau long huyệt mọc ra 2 cánh để cho huyệt trường cố lên, chỉ có hoành long kết huyệt mới có quỷ tinh. Quỷ son không nên quá cao lớn sẽ đoạt mất chân khí của long huyệt. Huyệt có quỷ tinh đẹp là huyệt quý.
Cầm tinh
Là son thạch (núi dá) giữa thủy khẩu còn gọi là hỏa tinh hạ lạc. Hình dạng của cầm tinh giống như cái bút lông, hay con cá bơi, hay rùa rắn, có dài nhọn, vuông tròn, cao tháp, tụ họp hay phân tán. Huyệt có cầm tinh là huyệt quý.
Huyễn vũ
Là son mạch dạng sau huyệt. Huyễn vũ là nơi mà tù dó mạch rót vào huyệt. Huyễn vũ cao dày thì có nhiều khí mạch dự trữ. Huyễn vũ cúi dần, bằng phẳng vuông tròn là quý. Tôn nghiêm có bút nhọn, thanh tú thì quý. Tháp móng bị gió thổi, thô bạo lấn át huyệt là kỵ.
Chu túc
Là các sa son ở trước huyệt như đã nói trên là các gò đống trước huyệt, nó múa lượn, chầu dón huyệt, tươi tót, sáng sủa, vòng cung ôm huyệt là quý. Son chạy tán loạn, lởm chởm âm u là đáng kỵ.
PHONG THỦY – ĐỊA LÝ
Kích thước dùng trong xây cất
Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời [...]
Th12
Kết cấu dương trạch
Dương trạch thời xưa chủ yếu nhấn mạnh ngay ngắn, đối xứng, như thành Trường [...]
Th12
Quan hệ giữa các ngôi nhà trong phong thủy
Quan hệ giữa các ngôi nhà trong phong thủy rất quan trọng và có nhiều [...]
Th12
Môi trường nước trong Dương Trạch
Môi trường nước trong Dương Trạch có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cát hung và [...]
Th12
Môi trường của cây dương trạch
Cây cối ở xung quanh nhà có ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. [...]
Th12
Chọn Địa Điểm Dương Trạch
Quan niệm phong thủy có một bộ tương pháp phức tạp đối với nền móng [...]
Th12
Địa lý dân gian bàn về hình thể – Nhà ở dân gian
Rất nhiều người chỉ chú ý đến âm trạch trong phong thủy mà xem nhẹ [...]
Th12
Đặc trưng của địa lý cổ truyền
Trạch (địa lý phong thủy): Trạch là vị trí đất được chọn theo các tiêu [...]
Th12
Khái niệm về Địa lý cổ truyền
Chúng ta luôn tìm kiếm nguyên nhân gây ra điều dữ để triệt tiêu và [...]
Th12
Thế nào là trạch mệnh tương phối?
Quan niệm câu "trạch mệnh tương phối" đã nói rõ ràng: "Sinh mạng của mỗi [...]
Th12