Khái niệm về Địa lý cổ truyền
- Khái niệm:
Là con người, ai cũng muốn biết bản chất của các hiện tượng thiên nhiên, xã hội xảy ra hằng ngày. Chúng ta luôn tìm kiếm nguyên nhân gây ra điều dữ để triệt tiêu và tìm ra nguyên nhân điều lành để tạo điều kiện cho nó phát triển.
Trong thiên văn, con người đã tìm ra nguyên nhân của mất mùa do không làm đúng thời vụ, từ đó phát minh ra lịch. Trong y học, người ta đã tìm thấy nguyên nhân gây bệnh và tìm ra phương pháp cũng như thuốc chữa bệnh. Riêng trong địa lý – phong thủy, nhiều vấn đề đã được phát hiện như: nhà ở trong hang đá ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu gió lành…
Các nhà địa lý đã xây dựng nên môn địa lý, chọn vị trí và hướng làm nhà để tạo ra môi trường tốt nhất, đồng thời tạo dựng phong cảnh, thẩm mỹ, mang lại sự thư thái cho tâm hồn.
Còn về mồ mả, so sánh lứa tuổi vợ chồng, lục thân, thì phúc họa rất rõ ràng. Người ta đã thấy nhiều nguyên nhân xã hội gây ra mà không có cách nào trừ diệt. Dựa vào các dấu hiệu mộc mạc và điềm lành, người ta suy đoán ra các nguyên nhân thần bí, cho rằng các sao trên trời, các mạch đất, mạch nước có thể tạo phúc hoặc gây họa cho con người.
Họ tin rằng nếu người chết được chôn cất đúng nơi có điều kiện tiêu chuẩn về thế núi, thế đất, chiều nước chảy, vị trí nước tụ (minh đường), phương vị, lý khí theo lý luận địa lý đã lập nên, thì linh hồn của người chết sẽ phù hộ cho con cháu.
Đặc điểm của địa lý phong thủy không phải cầu xin các lực lượng thần thánh siêu nhiên ban phúc, mà lý luận địa lý phong thủy hoàn toàn dựa vào các suy lý từ thực tế tồn tại trong vũ trụ như: âm dương là bản chất của vật thể; ngũ hành là năm chất cơ bản của vật chất trong vũ trụ (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ); nhật nguyệt, dựa vào hình thế của núi, của nước, của lý khí, phương vị đón gió, đón ánh sáng… để lập nên các tiêu chuẩn địa lý.
Các tài liệu nghiên cứu về địa lý, phong thủy được tiến hành từ vài ngàn năm, có tới hàng ngàn, hàng vạn quyển. Người Trung Quốc thường nói: “Trâu kéo toát mồ hôi cũng không hết”.
Một đặc điểm nữa của địa lý phong thủy là tuy chưa có cơ sở khoa học rõ ràng, nhưng nó tạo cho con người một tâm lý cầu lành tránh dữ. Trong xã hội, con người còn chịu nhiều rủi ro, nên họ cảm thấy lý luận và mục đích của địa lý phong thủy là hợp lý. Chính vì hợp lý mà nó đã tồn tại mấy ngàn năm. Nhà triết học cổ đại Hy Lạp, Pescarte, từng nói: “Tồn tại là hợp lý”.
PHONG THỦY – ĐỊA LÝ
Kích thước dùng trong xây cất
Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời [...]
Th12
Kết cấu dương trạch
Dương trạch thời xưa chủ yếu nhấn mạnh ngay ngắn, đối xứng, như thành Trường [...]
Th12
Quan hệ giữa các ngôi nhà trong phong thủy
Quan hệ giữa các ngôi nhà trong phong thủy rất quan trọng và có nhiều [...]
Th12
Môi trường nước trong Dương Trạch
Môi trường nước trong Dương Trạch có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cát hung và [...]
Th12
Môi trường của cây dương trạch
Cây cối ở xung quanh nhà có ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. [...]
Th12
Chọn Địa Điểm Dương Trạch
Quan niệm phong thủy có một bộ tương pháp phức tạp đối với nền móng [...]
Th12
Địa lý dân gian bàn về hình thể – Nhà ở dân gian
Rất nhiều người chỉ chú ý đến âm trạch trong phong thủy mà xem nhẹ [...]
Th12
Đặc trưng của địa lý cổ truyền
Trạch (địa lý phong thủy): Trạch là vị trí đất được chọn theo các tiêu [...]
Th12
Khái niệm về Địa lý cổ truyền
Chúng ta luôn tìm kiếm nguyên nhân gây ra điều dữ để triệt tiêu và [...]
Th12
Thế nào là trạch mệnh tương phối?
Quan niệm câu "trạch mệnh tương phối" đã nói rõ ràng: "Sinh mạng của mỗi [...]
Th12