I. THƯỚC LỖ BAN TRUNG QUỐC
Mạnh Tử trong Ly Lâu Biên có câu: “Công Thâu tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên”. Câu đó nhằm ca ngợi Công Thư Tử, tức Công Thư Ban, con của Lỗ Chiêu Công mà người đời thường gọi ông là Lỗ Ban. Lỗ Ban là tổ sư của ngành kiến trúc Trung Quốc, người đã sáng chế ra các công cụ để sử dụng trong công việc xây cất nhà. “Quy” là dụng cụ để vẽ vòng tròn, giống như cái compa ngày nay, còn “củ” là cái thước bọt nước thăng bằng. Nếu không có hai thứ dụng cụ đó người thợ không thể nào vẽ chính xác hình tròn hay hình vuông được. Thước Lỗ Ban còn được sử dụng đến ngày nay, vì người ta tin rằng nếu theo các kích thước của thước thì sẽ đạt được vinh hoa phú quý, tránh được tai nạn. Thước Lỗ Ban có 2 phần riêng biệt, dùng để đo (lương cơ (nhà cửa) dài 38,8 cm và đo âm trạch (mồ mả) dài 42,1 cm. Thước để đo dương cơ được chia làm 10 cửa (từ đinh, hai tới thát, tài) mỗi cửa đều được chia làm 4 cung nhỏ đều nhau (ví dụ: phước tinh, tài quảng…) còn thước để đo âm trạch được chia làm 7 cửa (tư tai tới hai) rồi mỗi cửa lại được chia thành 4 cung nhỏ (ví dụ tài đức, hưu khố, lục hợp…).
II. CÂY THƯỚC TẦM VIỆT NAM
Ông bà ta cũng đã truyền lại một cây thước độc đáo có tác dụng gần giống như thước Lỗ Ban, được gọi là thước tầm. Các kích thước cơ bản của bộ khung sườn nhà đều được lính theo thước tầm và ghi dấu ngay trên thước này để làm cữ bổ mực. Các ký hiệu vạch trên cây thước tầm gọi là “mối”, ví dụ “mối thuận”, “mối đầm lò ngắn”… căn cứ vào tuổi và tầm vóc của chủ nhân để tính toán làm ra cây thước. Do đó mỗi ngôi nhà có một kích thước khác nhau, dựa theo đặc điểm của chủ nhân. Đặc biệt trong tập quán sinh hoạt của cộng đồng người Việt xưa, cây thước tầm còn mang một ý nghĩa pháp lý quan trọng, như giấy tờ trước bạ của chúng ta ngày nay. Khi mua bán ngôi nhà, người mua chỉ cần nhận lấy cây thước tầm sau khi trả tiền và việc mua bán coi như hoàn tất. Cây thước tầm được làm bằng tre hoặc hóp có đường kính 5-6 cm. Người ta pha đôi cây hóp hay tre lấy một nửa rồi vẽ ký hiệu vào phía lòng máng cho dễ bắt mực và không bị cọ xát làm mất dấu trong quá trình sử dụng. Cây hóp này phải có ít nhất là 12 đốt và được chia thành 12 trực. Các trực đó là: “kiến, trừ, mãn, bình, định, hấp, phú, iu>uy, thành, thụ, khai, bể”. Khi làm thước tầm phải tính sao cho đốt cuối cùng vào trực “kiến” là tốt nhất hoặc vào trực “kìa”. Còn các trực “phá, nguy” và “bể” là tối kỵ. Đầu cùng của rui mực phải ở trên đốt cuối cùng khoảng một nửa gióng. Việc chia cây thước tầm thành 12 trực là kết quả của sự ảnh hưởng văn hoá cổ Trung Quốc, của quan niệm về mối tương quan giữa con người với trái đất và vũ trụ. Các yếu tố Thiên, Địa, Nhân được kết hợp hài hoà với nhau (Hợp) hay đối kháng nhau (Xung) sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của con người.
III. NGHI LỄ TRONG VIỆC XÂY CẤT
Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời người, nên có rất nhiều nghi thức được tiến hành trong quá trình xây dựng. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của chủ nhân, thời điểm tiến hành, v.v… Ở đây xin giới thiệu một số lễ thông thường nhất.
- Lễ động thổ: Lễ cúng báo cho tổ tiên và thổ thần, thổ địa biết là chủ nhân sắp xây dựng nhà, xin được thuận lợi may mắn trong quá trình xây cất. Lễ này trước đây thường do cả chủ nhà và phường thợ cùng tiến hành. Sau khi cúng, người chủ nhà lấy cuốc đào xới những nhát đầu tiên.
- Lễ phạt mộc: Lễ cúng cũng tương tự như lễ động thổ, nhưng do phường thợ tiến hành, chủ yếu là cúng tổ sư nghề nghiệp. Cúng xong, người thợ cả lấy rìu đẽo vào một cây gỗ vài nhát làm phép. Nếu cúng xong mà chưa khởi công chính thức thì người chủ thợ lên cây thước tầm.
- Lễ cất nóc: Lễ cúng gia tiên và thổ thần. Một người già phúc hậu, đông con nhiều cháu, làm ăn khá giả được chọn để đặt cái nóc của gian chính giữa. Nếu tới ngày tốt đã chọn mà nhà làm chưa xong thì người ta làm hai cái nạng để nâng đoạn cái nóc của gian giữa lên. Đoạn cái nóc này phải để nguyên cho đến khi cất nhà thì đặt vào vị trí của nó. Trong khi làm lễ, cái nóc được buộc hai cành lá thiên tuế và mấy vuông vải điều hay vóc đại hồng có hình bát quái.
- Lễ cài sào: Lễ mừng nhà đã hoàn tất được tổ chức để cúng gia tiên và thổ thần. Giữa buổi lễ, chủ nhân phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất và cũng dễ kiểm tra, bảo vệ nhất. Chủ nhà tổ chức ăn uống linh đình, mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường giúp tiền, mừng câu đối, pháo, v.v… Nghi lễ này tương tự như ăn tân gia ngày nay.
- Lễ an thổ: Lễ báo cho thổ thần biết là nhà đã làm xong. Lễ này có gạo rang trộn với nước rắc vào bốn góc nhà, có ý báo là đất đã liền lại như cũ.
- Lễ động sàng: Lễ dọn vào nhà mới. Lễ này xin thổ công cho phép chủ nhân kê gia cụ đồ đạc vào nhà mới.
- Lễ an cư: Lễ cúng để báo cho tổ tiên và thổ thần biết là đã làm ăn sinh sống yên ổn trong ngôi nhà mới.
Trong các nghi lễ làm nhà của người Việt, có 2 lễ khó bỏ qua là lễ phạt mộc và lễ cài sào, cũng là lễ bắt đầu và lễ kết thúc quá trình xây dựng một ngôi nhà mới. Thành ngữ “từ phụt mộc tới cài sào” xuất phát từ công việc làm nhà này có ý nghĩa như bây giờ ta thường nói “từ A đến Z”, hay “chìa khóa trao tay”. Ngoài ra, quá trình làm nhà bao gồm nhiều công việc phức tạp khác nhau, còn có nhiều kiêng kỵ như chủ nhà phải chọn năm hợp tuổi để làm nhà gặp nhiều thuận lợi. Nếu năm đó không hợp tuổi mà vẫn phải tiến hành thì chủ nhân phải mượn tuổi của một người nào đó phù hợp. Hoặc có những năm được gọi là kim lâu, kiêng không được làm nhà. Tục ngữ có câu “làm nhà kim lâu, không chết trâu cũng chết người”.
PHONG THỦY – ĐỊA LÝ
Kích thước dùng trong xây cất
Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời [...]
Th12
Kết cấu dương trạch
Dương trạch thời xưa chủ yếu nhấn mạnh ngay ngắn, đối xứng, như thành Trường [...]
Th12
Quan hệ giữa các ngôi nhà trong phong thủy
Quan hệ giữa các ngôi nhà trong phong thủy rất quan trọng và có nhiều [...]
Th12
Môi trường nước trong Dương Trạch
Môi trường nước trong Dương Trạch có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cát hung và [...]
Th12
Môi trường của cây dương trạch
Cây cối ở xung quanh nhà có ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. [...]
Th12
Chọn Địa Điểm Dương Trạch
Quan niệm phong thủy có một bộ tương pháp phức tạp đối với nền móng [...]
Th12
Địa lý dân gian bàn về hình thể – Nhà ở dân gian
Rất nhiều người chỉ chú ý đến âm trạch trong phong thủy mà xem nhẹ [...]
Th12
Đặc trưng của địa lý cổ truyền
Trạch (địa lý phong thủy): Trạch là vị trí đất được chọn theo các tiêu [...]
Th12
Khái niệm về Địa lý cổ truyền
Chúng ta luôn tìm kiếm nguyên nhân gây ra điều dữ để triệt tiêu và [...]
Th12
Thế nào là trạch mệnh tương phối?
Quan niệm câu "trạch mệnh tương phối" đã nói rõ ràng: "Sinh mạng của mỗi [...]
Th12