fbpx

I. Trách Nhiệm Của Người Giám Sát Thi Công

  1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:
    • Kiểm tra vật liệu tại hiện trường, không cho phép sử dụng vật liệu không phù hợp về chất lượng và quy cách.
    • Kiểm tra thiết bị, không cho phép sử dụng thiết bị không phù hợp.
  2. Giai đoạn thực hiện xây lắp:
    • Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
    • Kiểm tra biện pháp thi công, theo dõi tiến độ, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu đề xuất.
    • Kiểm tra xác nhận về khối lượng, chất lượng và tiến độ công việc.
    • Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong thi công.
    • Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp. Lập biên bản nghiệm thu các hạng mục.
    • Phát hiện những bộ phận, hạng mục công trình có các hiện tượng giảm chất lượng ngay trong quá trình thi công.
  3. Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình:
    • Kiểm tra việc lập hồ sơ hoàn công theo đúng thực tế thi công.
    • Lập biên bản nghiệm thu công trình.

Người giám sát thi công nên lập nhật ký công trình để theo dõi tiến độ, thi công, chất lượng của từng hạng mục để có cơ sở báo cáo với chủ đầu tư và dẫn chứng trước nhà thầu.

II. Trách Nhiệm Của Tác Giả Thiết Kế

  • Giải thích tài liệu thiết kế công trình cho chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và đội quản lý thi công, đảm bảo thi công đúng yêu cầu thiết kế.
  • Trong quá trình thi công, người thiết kế cần theo dõi, phối hợp giải quyết các vấn đề, thay đổi phát sinh và đưa ra giải pháp bổ sung thiết kế.
  • Khi có yêu cầu từ chủ đầu tư, người thiết kế cần kiểm tra và tham gia nghiệm thu các bước chuyển tiếp trong quá trình thi công, bao gồm các kết cấu, hạng mục quan trọng.
  • Chế độ giám sát của người thiết kế không phải là thường xuyên và không có trách nhiệm trực tiếp như người giám sát thi công.

III. Nghiệm Thu Công Trình

Việc nghiệm thu công trình phải được thực hiện từng đợt, ngay sau khi hoàn thành các khối lượng công trình khuất (ví dụ: móng, kết cấu chịu lực). Sau khi nghiệm thu, nếu có yêu cầu sửa chữa, phải tiến hành ngay trước khi thực hiện các hạng mục tiếp theo.

Nội dung biên bản nghiệm thu gồm:

  • Công trình: (tên chủ đầu tư)
  • Hạng mục công trình: (phần móng, phần khung, thân nhà, v.v…)
  • Địa điểm xây dựng: (số nhà, đường phố)
  • Thời gian nghiệm thu:
  • Các bên tham gia nghiệm thu: Chủ đầu tư, Giám sát kỹ thuật, Nhà thầu xây lắp.

Các bước nghiệm thu bao gồm:

  1. Xem xét hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ thiết kế, tài liệu kiểm tra chất lượng.
  2. Kiểm tra tại hiện trường: Nhận xét về chất lượng, thời gian thi công, chất lượng thi công.
  3. Những thay đổi so với thiết kế.
  4. Kết luận: Chấp nhận hoặc không chấp nhận nghiệm thu, yêu cầu sửa chữa khiếm khuyết.

IV. Giải Quyết Sự Cố Thi Công

Trong quá trình thi công, sự cố hoặc tai nạn có thể xảy ra, và cần giải quyết theo trình tự sau:

  • Khẩn cấp cứu chữa người bị nạn (nếu có).
  • Ngừng sự cố và bảo vệ hiện trường.
  • Thông báo cho các cơ quan chức năng nếu cần giải quyết vấn đề nghiêm trọng.

Sau đó, lập hồ sơ sự cố, bao gồm:

  • Biên bản kiểm tra hiện trường.
  • Kết quả đo đạc, vẽ hiện trạng sự cố, nếu cần quay phim, chụp ảnh.
  • Thí nghiệm các mẩu vật liệu để xác định chất lượng và nguyên nhân sự cố.

Ba trường hợp sự cố công trình:

  1. Sự cố nhẹ: Không ảnh hưởng đến kết cấu, có thể tiếp tục thi công sau khi khắc phục.
  2. Sự cố cần sửa chữa ngay: Phải sửa chữa để không ảnh hưởng đến kết cấu.
  3. Sự cố nghiêm trọng: Vi phạm chất lượng công trình, không đạt tiêu chuẩn, cần tháo dỡ và xử lý trước khi tiếp tục thi công.

V. GIÁM SÁT KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Trước khi bắt đầu xây móng, người giám sát phải kiểm tra xem hố móng có được chống đỡ chắc chắn không. Nếu có hiện tượng sắp sụt lở, thì phải chữa lại trước khi tiến hành xây. Vật liệu đưa xuống hố móng không được đổ bừa bãi mà phải xếp cẩn thận, không cản trở quá trình thi công. Trong quá trình thi công, phải luôn kiểm tra các thanh chống đỡ, nhất là sau những khi mưa, bão.

Việc thi công sửa chữa hoặc gia cố các bức tường cũ của tầng dưới, xây móng tường phải được kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ. Nếu phát hiện có biến dạng ở những bức tường đó, cần phải đình chỉ công việc để củng cố công trình và xử lý những nguyên nhân gây biến dạng rồi mới tiếp tục thi công.

Khi nghỉ việc, không được để dụng cụ, vật liệu dùng dở dang trên tường đang xây, trên sàn công tác hoặc giàn giáo. Trong mùa mưa, việc vận chuyển vật liệu cần phải được chia ra thành hai công đoạn: trên giàn giáo và dưới đất, để người dưới đất không mang bùn đất lên sàn công tác.

Bao xi măng không được chồng cao quá 2m, chỉ được chồng 10 bao một lần, phải để cách tường từ 0.6 đến 1.0m và phải cách sàn ít nhất 0.2m.

Khi dùng ván để bắc cầu lên xuống, phải đóng gỗ ngang làm bậc, không được để phẳng lỳ, gây nguy hiểm khi mang vác nặng. Không dùng ván mục, ván phải dày ít nhất 4 cm.

Khi làm đêm, phải có đầy đủ ánh sáng treo cao ở đường đi lại, cầu thang lên xuống và nơi đổ bê tông.

Không được ngồi trên hai mép cốp pha để đổ bê tông, đầm bê tông; phải đứng trên giàn giáo để làm việc. Trong khi đang đổ bê tông, cần cấm người qua lại phía dưới.

Khi làm việc với máy trộn, không được dùng tay hay xẻng để lấy bê tông trong lúc máy vận hành. Chỉ có công nhân chuyên môn mới được vận hành máy. Không để các loại xe vận chuyển vật liệu chạy trên dây điện.

Khi tháo dỡ cốp pha, phải cấm người qua lại bên dưới. Cốp pha tháo xong phải đóng đinh, không được rơi từ trên cao xuống. Không được đứng dưới mảnh cốp pha đang tháo, dù là mảnh nhỏ. Chỗ đứng để thao tác phải chắc chắn, không đứng trên thang hay tựa vào cột.

TÌM HIỂU XÂY NHÀ

Quản lý giám sát thi công cho chủ đầu tư

Người giám sát thi công nên lập nhật ký công trình để theo dõi tiến [...]

Thi công hoàn thiện cửa, cổng

Các loại cửa nhựa và chất dẻo hiện nay có đa dạng về chủng loại, [...]

Thi công hoàn thiện sơn vôi

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác cho con người. [...]

Hoàn thiện thi công khu vệ sinh

Thi công ốp phải làm sau khi đã trát các phần tường không ốp, đặt [...]

Hoàn thiện cầu thang công trình xây dựng

Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu hoàn thiện bề mặt cầu thang như [...]

Hoàn thiện trần trong không gian nội thất

Bộ phận kiến trúc thứ ba trong không gian nội thất sau sàn, tường là [...]

Hoàn thiện mặt sàn trong thi công

Vật liệu hoàn thiện mặt sàn cần đáp ứng các yêu cầu sau: Chịu lực: [...]

Ốp gạch men kính hoàn thị công trình

Tường gạch cũ phải đục nhám bề mặt, tạo các lỗ từ 0,5 đến 1 [...]

Hoàn thiện tường bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình.

Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Ngoài việc tạo ra [...]

Thị công nhà ở lắp đặt các thiết bị

Máy điều hòa nhiệt độ có tác dụng điều tiết không khí trong phòng, giảm [...]

Thi công các yếu tố kỹ thuật công trình nhà ở

Trang bị điện trong công trình phải đảm bảo an toàn cho con người và [...]

Thi công móng và các kết cấu công trình

Đế móng không nằm trên lớp đất có tính ổn định kém (thường gọi là [...]

Những công việc chuẩn bị theo dõi thi công phần thô

Cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thi công, sau đó kiểm tra lại các mốc [...]

Lựa chọn mua thiết bị nhà bếp

Một căn bếp được coi là tiện dụng và hiện đại khi được bố trí [...]

Chọn mua thiết bị nước

Chỉ nên mua các loại có xuất xứ rõ ràng, nước mạ ngoài bóng đẹp, [...]

Chọn mua thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng

Trước khi tiến hành mua sắm, cần nghiên cứu rõ các vị trí chiếu sáng [...]

Chọn Mua Thiết Bị – Thiết Bị Vệ Sinh

Nên chọn các loại có màu sắc đồng bộ và hài hòa với các màu [...]

Vật liệu hoàn thiện thiết kế nhà – Sơn, Vecni

Sơn nước là hỗn hợp của các chất kết dính vô cơ, bột màu và [...]

Vật liệu hoàn thiện thiết kế nhà – Thảm

Thảm trải thảm đạt được những yêu cầu như: mềm mại, cách âm, tạo tiện [...]

Chọn mua vật liệu xây dụng thô – Đá ốp lát

Đá tự nhiên có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau, do quá trình hình [...]

Chọn lựa chủng loại và kiểu dáng gạch ốp lát

Gạch ốp, lát nền và tường có rất nhiều chủng loại và kiểu dáng khác [...]