Hoàn thiện trần
Bộ phận kiến trúc thứ ba trong không gian nội thất sau sàn, tường là trần. Trần được hình thành bởi mặt dưới các cấu trúc sàn và mái. Các trần nhẵn, phẳng, màu sáng trở thành các tấm phản quang khi được chiếu sáng. Về mùa hè, những phòng có trần cao sẽ thoáng, mát hơn phòng trần thấp vì luồng chuyển động không khí nóng luôn luôn bốc lên cao. Về mùa đông, những phòng trần thấp lại ấm áp hơn. Vật liệu làm trần có thể gắn trực tiếp hoặc treo vào khung kết cấu.
3.1. Trát trần bê tông cốt thép
Trát trần bê tông cốt thép cũng tiến hành như đối với tường thông thường, trát làm hai lớp: lớp đệm và lớp mặt. Trước hết phải kiểm tra lại mặt trần. Dùng vữa xi măng vá lại những lỗ bê tông bị rỗ. Không được dùng vữa vôi vì nó làm gỉ cốt thép của sàn. Cọ sạch mặt bê tông rồi tưới nước cho ướt, và để sau 2 giờ thì trát.
Khi dùng góc nguýt tròn để chuyển tiếp giữa tường và trần có thể đem lại cảm giác trần cao hơn. Chiều cao thật của trần có thể hạ thấp bằng cách dùng màu tối, tương phản với màu sáng của tường.
3.2. Trần treo
Trần treo tạo ra khoảng không để che giấu các thiết bị, các đường ống kỹ thuật, đặt các thiết bị chiếu sáng và các vật liệu cách âm, cách nhiệt.
Trần treo giấu đi độ nghiêng của trần, giấu những chi tiết kết cấu như dầm, tạo ra vẻ đẹp cho phần không gian trên trần. Các hành lang, gầm cầu thang, chiếu nghỉ là nơi thường sử dụng trần treo để che giấu hệ dầm. Đối với các trần treo chạy quanh toàn bộ phòng, và có mặt tường cửa sổ lớn, trần treo nên gắn liền với hộp màn cửa.
Phòng rộng, có trần cao có thể làm trần bậc thang. Sử dụng đèn hắt trong các trần treo này tạo hiệu quả ánh sáng dịu nhẹ, trang trọng.
Chú ý không treo trực tiếp các thiết bị như đèn chùm, quạt trần lên mặt trần treo. Cần phải có thanh móc gắn trực tiếp lên trần bê tông (hình 4.18).
3.2.1 Các loại tấm trần
- Trần thạch cao phủ cả mảng hoặc chia ô.
- Trần nhựa dạng các dải dài hoặc chia ô.
- Trần ván ép.
- Trần bông thủy tinh.
Kết cấu thông thường bao gồm: các khung sườn, có thể bằng gỗ hay thép nhẹ, hoặc tôn.
3.2.2 Tấm trần thạch cao
Có nhiều loại tấm trần thạch cao khác nhau như tấm trơn, tấm phủ nhôm, tấm phủ nhựa PVC, tấm chịu ẩm, tấm chịu lửa. Kích thước thông thường: 1200 x 2400 mm; độ dày: 9, 12, 15 mm.
Có hai kiểu lắp tấm trần là lắp có khoảng cách và lắp không có khoảng cách. Sau khi lắp, cần dùng băng joint (băng vải có kích thước 25m x 50mm) để làm phẳng các khe giữa tấm thạch cao. Dùng vữa thạch cao G 200 trét joint: giấu đầu đinh, làm phẳng mặt, che kín khớp nối.
Trộn bột joint vào nước theo tỷ lệ 2/1. Không dùng bột đã trộn quá 30 phút. Trét đầy đường joint bằng vữa trộn, dán băng vải lên đường joint, dùng lưỡi nạo để quét vữa thừa hai bên mép và làm phẳng bề mặt. Dùng bay dìm lớp vữa trên băng keo vải, để khô khoảng 1 giờ. Làm lại thao tác này một lần nữa, để 1 ngày sau cho khô. Dùng giấy nhám chà cho bề mặt thật phẳng và đồng nhất.
Cắt thạch cao:
Dùng dao trổ hoặc cưa lưỡi nhuyễn rọc lớp giấy bề mặt phải của tấm thạch cao (lưỡi dao ăn vào lớp lõi), sau đó bẻ gãy tấm thạch cao theo vết cắt về phía mặt trái. Gấp bề mặt giấy trái và dùng dao rọc. Dùng giấy nhám chà nhẹ các cạnh và đầu tấm thạch cao đã cắt.
Tì ổ lỗ đèn âm trần:
Dùng dụng cụ (com-pa, khuê…) có đường kính tròn vạch lên mặt thạch cao theo hình dạng định trước. Dùng khoan khoan nhiều mũi theo lòng trong của đường vạch. Khi các lỗ khoan khép kín, bẻ nhẹ miếng thạch cao rời ra. Lấy dao sắc gọt lại theo đường tròn.
Công việc đóng đinh:
Sau khi khung đã lắp đặt xong, đóng thạch cao lên khung bằng đinh 2,4 cm. Dùng búa có chỏm đầu lồi để tránh làm hỏng lớp giấy bề mặt và lớp lõi trong. Các đầu đinh phải được đóng lún xuống tấm thạch cao, rồi phủ lên bằng vữa thạch cao. Đóng đinh trải dọc theo dầm, cách đều nhau khoảng 20 cm. Đóng từ giữa đi dần ra hai cạnh và hai đầu. Đinh nên đóng cách mép tấm trần tối thiểu 9 mm.
Chú ý:
Khi nhổ đinh ra khỏi tấm thạch cao, phải dùng miếng gỗ kê dưới búa nhổ đinh để tránh hư hại tấm thạch cao.
Chỉ dùng sơn nước để hoàn thiện bề mặt. Có thể dùng chổi, súng phun hoặc rulô lăn.
Vận chuyển chỉ mang theo chiều thẳng đứng, và ít nhất có hai người ở hai đầu.
Bảo quản ở nơi khô ráo, bằng phẳng. Kê 5 thanh gỗ (4×4 cm) ở dưới để tránh ẩm từ sàn. Số lượng mỗi chồng không quá 80 tấm. Trong lúc thi công, phải đặt dựa tấm thạch cao vào tường, không quá 3 tấm.
3.2.3 Trần nhựa
Trần nhựa có đặc điểm là không bị co ngót, không biến dạng hay nứt như trần thạch cao ở nơi có độ ẩm cao. Trọng lượng nhẹ, dễ thi công. Kết cấu khung treo không phức tạp.
Trần nhựa có kích thước rộng 18 cm, dài 8 m, dày 6 mm. Trần nhựa có nhiều màu sắc và hoa văn in sẵn.
Ghép các tấm trần từ phía tường phòng dễ nhìn thấy nhất (gần cửa ra vào). Phần thừa sẽ ghép ở vách tường đối diện. Dùng cưa sắc, cặp và ê ke để đo các góc 45°, tạo những điểm nối tiếp ở góc hay cạnh nhà. Sau đó chèn, ghép lần lượt từng tấm theo lưỡi gà âm/dương, mỗi tấm phải đóng đinh vào chỗ lưỡi gà, để khi ráp tấm sau sẽ giấu mí đinh. Phải cắt từng tấm một dựa theo thực tế để tránh bị hụt. Chỉ viền được đóng sau cùng, phải đo chính xác để tạo sự khít đều.
Khung của trần nhựa có thể đóng trực tiếp vào dầm bê tông cách nhau 1 m. Tấm nhựa có thể sử dụng làm vách ngăn nhẹ (cho phòng vệ sinh) có tính chịu nước tốt. Cách làm giống như tường vách thạch cao.
3.2.4 Nẹp trang trí bằng thạch cao (phào)
Đối với tường mới trát, chưa sơn, bả matit, việc thi công tường đối dễ dàng. Chỉ cần dùng bột thạch cao trét vào phía lưng tấm nẹp phần tiếp xúc với tường, sau đó ấn mạnh vào vị trí để chừng 10 phút, bột se lại, tấm thạch cao sẽ dính chắc lên tường.
Đối với tường trần đã sơn, phải bắn vít nở vào tường, chú ý đóng sâu đầu vít chìm ngập trong tấm nẹp, sau đó dùng bột thạch cao bịt lên các lỗ này. Sau 15 phút, dùng giấy ráp đánh cho phẳng mặt. Nếu không đóng sâu đầu vít, sau một thời gian đầu vít có thể bị gỉ sét gây nên những vết ố trên mặt thạch cao.
TÌM HIỂU XÂY NHÀ
Quản lý giám sát thi công cho chủ đầu tư
Người giám sát thi công nên lập nhật ký công trình để theo dõi tiến [...]
Th12
Thi công hoàn thiện cửa, cổng
Các loại cửa nhựa và chất dẻo hiện nay có đa dạng về chủng loại, [...]
Th12
Thi công hoàn thiện sơn vôi
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác cho con người. [...]
Th12
Hoàn thiện thi công khu vệ sinh
Thi công ốp phải làm sau khi đã trát các phần tường không ốp, đặt [...]
Th12
Hoàn thiện cầu thang công trình xây dựng
Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu hoàn thiện bề mặt cầu thang như [...]
Th12
Hoàn thiện trần trong không gian nội thất
Bộ phận kiến trúc thứ ba trong không gian nội thất sau sàn, tường là [...]
Th12
Hoàn thiện mặt sàn trong thi công
Vật liệu hoàn thiện mặt sàn cần đáp ứng các yêu cầu sau: Chịu lực: [...]
Th12
Ốp gạch men kính hoàn thị công trình
Tường gạch cũ phải đục nhám bề mặt, tạo các lỗ từ 0,5 đến 1 [...]
Th12
Hoàn thiện tường bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình.
Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Ngoài việc tạo ra [...]
Th12
Thị công nhà ở lắp đặt các thiết bị
Máy điều hòa nhiệt độ có tác dụng điều tiết không khí trong phòng, giảm [...]
Th12
Thi công các yếu tố kỹ thuật công trình nhà ở
Trang bị điện trong công trình phải đảm bảo an toàn cho con người và [...]
Th12
Thi công móng và các kết cấu công trình
Đế móng không nằm trên lớp đất có tính ổn định kém (thường gọi là [...]
Th12
Những công việc chuẩn bị theo dõi thi công phần thô
Cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thi công, sau đó kiểm tra lại các mốc [...]
Th12
Lựa chọn mua thiết bị nhà bếp
Một căn bếp được coi là tiện dụng và hiện đại khi được bố trí [...]
Th12
Chọn mua thiết bị nước
Chỉ nên mua các loại có xuất xứ rõ ràng, nước mạ ngoài bóng đẹp, [...]
Th12
Chọn mua thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng
Trước khi tiến hành mua sắm, cần nghiên cứu rõ các vị trí chiếu sáng [...]
Th12