fbpx

Hoàn thiện tường
Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Ngoài việc tạo ra các mặt ngoài cho ngôi nhà, tường còn có chức năng bảo vệ và phân chia các không gian bên trong theo từng chức năng sử dụng. Chức năng truyền thống của tường là chịu lực cho sàn, trần, và mái nhà, vì vậy tường thường dày và khó thay đổi.

Ngày nay, kết cấu nhà khung cho phép thay đổi dễ dàng các vị trí tường hơn và có thể sử dụng các vật liệu nhẹ để làm tường.

Mặt tường ngoài phải chịu được điều kiện thời tiết. Trong khi đó, mặt tường trong không phải chống đỡ các yếu tố thời tiết nên có thể chọn lựa nhiều loại vật liệu làm tường khác nhau (như hình minh họa 4.13).

Tường bê tông và tường gạch xây đều là tường chịu lửa nhưng có tính cách nhiệt tương đối kém.

Trang trí tường:

  • Giữa trần và đỉnh tường thường dùng phào trang trí, hoặc có thể chọn cách đơn giản như nguýt cong hoặc trát phào đơn giản.
  • Giữa chân tường và sàn thường có vật liệu ốp chân tường để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ.

Đối với các phòng có chiều cao lớn (từ 3,8m trở lên), có thể hạ thấp chiều cao trần bằng cách sử dụng cùng loại vật liệu hoàn thiện trần cho một phần đỉnh tường (như minh họa hình 4.14).

Hoàn thiện tường

  1. Lớp thảm trải sàn và tác động đến không gian:

    • Kéo lớp thảm trải sàn lên tường sẽ giúp mặt sàn trông như rộng hơn.
    • Lưu ý: Chọn thảm tối màu và không có hoa văn để tạo cảm giác không gian đồng nhất.
  2. Vai trò của màu sắc trong hoàn thiện tường:

    • Tường màu nhạt: Phản xạ ánh sáng tốt, làm nổi bật đồ vật và tạo không gian sáng sủa hơn.
    • Tường màu sẫm: Hấp thụ ánh sáng mạnh, tạo cảm giác riêng tư và ấm cúng cho từng khu vực không gian.
  3. Chất liệu bề mặt tường và ánh sáng:

    • Tường nhẵn: Phản xạ nhiều ánh sáng hơn, phù hợp với không gian cần sáng.
    • Tường có bề mặt xốp: Hấp thụ ánh sáng nhiều hơn, thích hợp cho không gian cần giảm cường độ ánh sáng.
  4. Tường ngăn nhẹ:

    • Có thể sử dụng các tấm thạch cao để làm tường ngăn nhẹ, linh hoạt và dễ dàng trong thi công.

1.1. Trát tường

1.1.1. Điều kiện để trát tường

  • Thời điểm thích hợp:

    • Chỉ bắt đầu trát khi công trình đã đến giai đoạn phù hợp và mặt trát tường đã đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết.
  • Tường mới xây:

    • Không được trát ngay mà cần chờ vữa khô và lún sơ bộ để tránh hiện tượng lớp trát bị nứt nẻ hoặc bong tróc.
    • Lưu ý: Vữa có ít xi măng cần thời gian khô lâu hơn.
  • Mặt bê tông:

    • Nên trát càng sớm càng tốt để lớp vữa dính chặt với mặt bê tông.
  • Trước khi trát:

    • Đảm bảo hoàn thành các phần mái nhà và sân thượng, tránh mưa hắt vào tường trát.
    • Hoàn thiện việc lắp đặt các đường ống ngầm cho hệ thống điện và nước.
  • Tường ngoài nhà:

    • Lắp đặt xong máng nước và ống dẫn để đảm bảo nước mưa thoát khỏi mái, tránh thấm vào lớp vữa.

Quy trình trát

a. Chuẩn bị mặt trát:

Mặt trát phải sạch không có rêu mốc, không dính dầu mỡ. Nhớ tưới nước cho ướt mặt trát, trước khi trát, nhất là khi trời nắng hanh.
Trước hết, kiểm tra độ thẳng đứng của tường bằng dây dọi và độ bằng phẳng của trần bằng ni vô. Những chỗ lồi quá nhiều phải tẩy đi bằng búa đục.
Tưới nước ướt trước khi trát để mặt trát không hút mất nước của vữa trước khi vữa ninh kết xong. Tường xây bằng gạch lỗ cần phải tưới nước trước 2,3 lần, cách nhau khoảng 10-15 phút, nếu viên gạch còn hút nước, còn phải tưới. Đối với các bộ phận bê tông, phải tưới nước trước 1-2 giờ để khô bề mặt rồi mới trát.

b. Chuẩn bị vật liệu:

Dùng vữa xi măng cát, trộn xi măng với cát khô theo tỷ lệ:

  • Vữa trát trần: 1/2.
  • Vữa trát tường: 1/3.

Đảo đều, rồi đào giữa đống một lỗ sâu xuống, đổ nước. Cát trộn vữa phải sạch và có cỡ hạt đúng. Cát của vữa lớp trong không lớn quá 2,5mm và cát vữa lớp ngoài không lớn quá 1,2mm. Không được nghiền vụn vữa đã đông cứng để dùng lại.
Trước khi trát cần tiến hành chuẩn bị mặt trát, sau khi trát xong phải chú ý việc bảo dưỡng lớp vữa mới trát.

c. Yêu cầu kỹ thuật:

Cần phải bảo đảm lớp vữa trát có chiều dày đồng nhất, bề mặt bằng phẳng theo cả chiều đứng và chiều ngang. Khi trát nhiều lớp phải chờ lớp trước khô se mặt rồi mới trát lớp sau. Nếu lớp trước đã khô hẳn thì phải tưới nước trước khi trát lớp sau. Chiều dày mỗi lớp không lớn quá 15mm và không nhỏ hơn 5mm. Khi có chỗ vữa bị phồng hoặc bong lở phải phá rộng chỗ đó ra, miết chặt xung quanh để cho vữa ráo nước mới sửa lại. Khi mặt vữa khô, nếu gõ vào chỗ nào thấy kêu bộp thì phải phá đi trát lại. Không trát dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp hay nơi có gió nhiều, phải che nắng và chắn gió tốt trước khi trát. Khi hai mặt phẳng tường gặp nhau, ví dụ các góc nhà: cần chú ý đường nét phải thẳng, sắc cạnh.
Sau khi trát, phải chú ý bảo vệ lớp trát, che mưa nắng trong 2-3 ngày đầu. Cần giữ cho lớp cát ẩm ướt sau khi vữa ninh kết, tốt nhất là trong vòng 7 ngày đầu. Không được tưới nước lên lớp trát lúc đang nắng gắt vì làm như vậy sẽ thay đổi nhiệt độ trong lớp trát phát sinh co ngót lớn trong vài giây, lớp trát sẽ nứt.

Trát trụ cột

Trụ cột ngoài nhiệm vụ chịu lực còn có tác dụng trang trí, do đó trụ cột cần phải trát cẩn thận, bảo đảm đúng kích thước thiết kế, các góc cạnh phải ngay thẳng, vuông vắn.

Trát cột vuông

Phải dùng thước vuông góc để kiểm tra các góc cạnh. Trước khi trát đặt các vệt vữa mốc ở trên đầu và phía dưới chân cột.

Trát cột tròn

Dùng khuôn cữ, gọi là thước phào để bảo đảm trát cột tròn đúng hình dạng và kích thước. Thước phào gồm hai mảnh gỗ khoét lỗ tròn, có kích thước bằng chu vi của cột sau khi trát. Cần phải làm mốc ở đầu cột, chân cột và khoảng giữa.
Khi muốn tăng tiết diện cột mà không thêm vật liệu chịu lực (gạch, bê tông) có thể làm bằng cách trát vữa lên lưới thép bọc quanh cột. Nếu dùng lưới thép không tráng kẽm phải quét lớp xi măng hay sơn để bảo vệ lưới không bị gỉ.

TÌM HIỂU XÂY NHÀ

Quản lý giám sát thi công cho chủ đầu tư

Người giám sát thi công nên lập nhật ký công trình để theo dõi tiến [...]

Thi công hoàn thiện cửa, cổng

Các loại cửa nhựa và chất dẻo hiện nay có đa dạng về chủng loại, [...]

Thi công hoàn thiện sơn vôi

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác cho con người. [...]

Hoàn thiện thi công khu vệ sinh

Thi công ốp phải làm sau khi đã trát các phần tường không ốp, đặt [...]

Hoàn thiện cầu thang công trình xây dựng

Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu hoàn thiện bề mặt cầu thang như [...]

Hoàn thiện trần trong không gian nội thất

Bộ phận kiến trúc thứ ba trong không gian nội thất sau sàn, tường là [...]

Hoàn thiện mặt sàn trong thi công

Vật liệu hoàn thiện mặt sàn cần đáp ứng các yêu cầu sau: Chịu lực: [...]

Ốp gạch men kính hoàn thị công trình

Tường gạch cũ phải đục nhám bề mặt, tạo các lỗ từ 0,5 đến 1 [...]

Hoàn thiện tường bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình.

Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Ngoài việc tạo ra [...]

Thị công nhà ở lắp đặt các thiết bị

Máy điều hòa nhiệt độ có tác dụng điều tiết không khí trong phòng, giảm [...]

Thi công các yếu tố kỹ thuật công trình nhà ở

Trang bị điện trong công trình phải đảm bảo an toàn cho con người và [...]

Thi công móng và các kết cấu công trình

Đế móng không nằm trên lớp đất có tính ổn định kém (thường gọi là [...]

Những công việc chuẩn bị theo dõi thi công phần thô

Cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thi công, sau đó kiểm tra lại các mốc [...]

Lựa chọn mua thiết bị nhà bếp

Một căn bếp được coi là tiện dụng và hiện đại khi được bố trí [...]

Chọn mua thiết bị nước

Chỉ nên mua các loại có xuất xứ rõ ràng, nước mạ ngoài bóng đẹp, [...]

Chọn mua thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng

Trước khi tiến hành mua sắm, cần nghiên cứu rõ các vị trí chiếu sáng [...]