fbpx

Những công việc chuẩn bị

1.1. Xác định các vị trí chuẩn
Cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thi công, sau đó kiểm tra lại các mốc giới của khu đất, xác định các vị trí trục theo bản vẽ, xác định các cao độ. Các vị trí đánh dấu phải rõ ràng, dễ thấy, không bị vật che lấp, phải được giữ gìn trong suốt thời gian thi công, để tiện cho việc kiểm tra. Có thể vạch bằng sơn lên tường nhà lân cận, hoặc ở vị trí không vạch được thì gióng tới vị trí gần nhất có thể vạch được, gọi là trục gửi và phải ghi rõ khoảng cách từ vị trí đó đến trục chính.
Ở vị trí đất trống hoàn toàn, phải đóng các cọc chuẩn bằng gỗ, trụ bê tông hay thép xuống đất.

1.1.1. Vạch tuyến thẳng
Để vạch các tuyến đường thẳng, dùng dây căng giữa hai đầu cọc. Để vạch đường tròn, dùng dây và hai chiếc đinh đóng ở tâm và cạnh ngoài của đường tròn. Vạch góc vuông phải dùng thước góc hoặc sử dụng hệ thống nút trên dây tạo một tam giác vuông có cạnh 1,5m; 2,0m và 2,5m. Độ sai lệch các kích thước theo chiều dài và chiều rộng trên mặt bằng không được vượt quá 10mm. Trường hợp kích thước đất thực tế khác với bản vẽ, cần báo cho người thiết kế biết để có điều chỉnh bản vẽ thi công cho phù hợp.

1.1.2. Vạch cao độ
Các mốc cao độ dùng để xác định chiều cao của các tầng. Các cao độ được xác định theo một cao độ gốc ký hiệu là cốt 0.0 (đọc là cốt không không). Thông thường lấy cao độ sàn tầng 1 làm cao độ gốc. Những cao độ nằm dưới cao độ ấy là cốt âm, ký hiệu bằng dấu trừ (-). Các cao độ nằm trên là cốt dương, ký hiệu là dấu cộng (+). Các cốt dương trên bản vẽ mặt cắt có thể không có ký hiệu. Các mốc cao độ phải được giữ gìn cẩn thận suốt quá trình thi công.
Bên trong nhà, xác định cao độ bằng cách vạch lên tường một đường thẳng nằm ngang cách mặt sàn 1m. Nó được vạch bằng thước và ống thủy bình. Ống thủy bình là một ống dẫn bằng chất dẻo trong suốt dài khoảng 15m, chứa đầy nước. Trong khi thao tác, phải giữ không cho ống bị gấp khúc, bị bẹp hay thắt nút, mỗi đầu dây phải có một người cầm giữ. Một người đặt ống vào mức chuẩn, người kia vào chỗ cần vạch cao độ. Khi di chuyển, cần bịt kín miệng ống. Ở nơi cần vạch cao độ, ống được nâng lên hay hạ xuống cho đến khi mức nước ở mốc chuẩn ngang bằng vạch. Theo nguyên lý bình thông nhau, lúc này nước trong hai đầu ống đều nằm cùng một mức chuẩn.

1.1.3. Vạch đường thẳng trên sàn hay tường đã hoàn thiện
Bằng cách dùng dây tẩm mực, tẩm bột màu kéo căng hai đầu ở vị trí cần xác định, sau đó dùng ngón trỏ bật mạnh ở đoạn giữa dây cho mực, bột màu ăn xuống sàn, tường. Các đường thẳng đứng được kiểm tra bằng dây dọi. Dây dọi là một đoạn dây dầu buộc vật nặng, để luôn luôn hướng về mặt đất.

1.2. Sàng và rửa cát
Thường thì cát phải sàng để có cỡ hạt thích hợp, loại sỏi và đá, những hạt quá cứng, rác bẩn.
Trong vữa xây và trát dùng cát có cỡ hạt 2,5mm. Nếu trong cát có sét, bùn hay các thứ bẩn khác thì phải rửa sạch trước khi dùng.

1.3. Trộn vữa ximăng
Được pha trộn bằng ximăng, cát và nước. Trước hết trộn bột ximăng và cát khô, cho đều đến khi có màu đồng nhất mới cho nước vào. Tiếp tục trộn cho đến khi nào vữa đồng nhất. Sau 1 giờ trộn, vữa ximăng bắt đầu ninh kết, không nên dùng. Chất lượng của vữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dẻo, độ phân tầng, thời gian đông cứng, độ co ngót, độ dính kết, cường độ, v.v…
Vữa ximăng có thể pha thêm vôi hoặc nước vôi để có tính linh động cao hơn. Để tăng tính linh động của vữa, người ta thường dùng thêm cát mịn và chất kết dính, chứ không tăng thêm lượng nước. Có thể dùng dung dịch 5% xà phòng pha bằng 50g xà phòng giặt hòa trong 1l nước sạch. 100kg ximăng thì trộn 2l dung dịch 5% xà phòng.
Khi vận chuyển, vữa có thể bị phân tầng, tức là những phần tử mịn của cát và ximăng tách rời khỏi những hạt cát lớn, vữa mất tính đồng đều. Cần phải trộn lại vữa đã phân tầng trước khi dùng.
Vữa nhiều ximăng quá hoặc quá nhão thường có độ co ngót lớn, gây vết nứt. Gạch xây không nhúng nước sẽ liên kết với vữa kém hơn.

1.4. Trộn vữa bê tông
Phải chú ý là không phải tăng thật nhiều ximăng thì bê tông sẽ tăng cường độ tương ứng mà có thể gãy nứt vỡ vì bê tông co ngót khi khô.
Lượng cốt liệu: đá dăm hay sỏi được xác định tùy theo tính chất của bê tông. Cốt liệu cần phải sạch, không lẫn cát, bùn, đất. Không dùng đá vôi phong hóa. Các hòn dẹt và hình thoi trong sỏi và đá dăm không lớn hơn 15% khối lượng. Lượng hạt của nham thạch xấu không quá 10% khối lượng.
Lượng nước: thông thường 100-150l nước cho 1m³ bê tông. Đối với bê tông cốt thép, lượng nước cần cao hơn. Không dùng nước ao hồ, nước sông có nhiều phù sa, nước biển để trộn bê tông.

Trộn bê tông thủ công:
Khi trộn bê tông thủ công, phải trộn trên một tấm ván gỗ dày 4-5cm, hoặc tấm thép lá dày 0,5mm; hoặc trên mặt tấm bê tông hoặc sân lát gạch. Ván gỗ hay thép phải không có rãnh, lỗ thủng để sữa ximăng chảy mất.
Trước hết, rải một nửa lượng cát cần thiết thành một lớp khoảng 10cm lên mâm trộn rồi cho ximăng lên lớp cát và rải tiếp số cát còn lại. Dùng xẻng trộn cát và ximăng khô thành hỗn hợp, sau đó trộn đá dăm hay sỏi cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất. Cuối cùng cho nước vào trộn. Lượng nước cho vào bê tông phải đúng đủ trước, rồi tưới dần vào, không được ước chừng bằng mắt.

Trộn bê tông bằng máy:
Trộn bê tông bằng máy cho chất lượng bê tông tốt hơn, năng suất lao động cũng cao hơn. Trình tự ngược lại, cho khoảng 1/4 lượng nước vào máy trộn, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, rồi đổ dần dần và liên tục lượng nước còn lại.
Thời gian trộn kể từ khi cho vật liệu vào máy đến khi đổ bê tông ra tối thiểu là 2 phút (đối với máy trộn 500l). Bê tông trộn xong phải đổ ngay và đổ liên tục. Ximăng bắt đầu đông cứng từ khoảng 1 giờ đến 12 giờ sau khi trộn với nước, do đó cần phải hoàn thành việc trộn để đầm bê tông trong khoảng thời gian cho phép. Nếu đầm bê tông khi đã cứng thì kết cấu của bê tông sẽ bị phá hoại, không dính kết với nhau được nữa.

1.5 Đổ bê tông
Ngoài việc xây gạch, công việc xây dựng chủ yếu là đổ bê tông.
Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo có được bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc hỗn hợp xi măng, nước, đá dăm hay sỏi và các chất phụ gia.
Hỗn hợp mới nhào trộn xong gọi là bê tông tươi. Bê tông có cốt thép được gọi là bê tông cốt thép.
Trong bê tông, đá dăm đóng vai trò chịu lực. Hỗn hợp xi măng và nước bao bọc xung quanh đá, vai trò chất bôi trơn, đồng thời lấp đầy khoảng trống giữa các hạt đá. Các quy tắc sau đây áp dụng chung cho đổ bê tông phần móng, khung và sàn.
Trước khi đổ, phải tiến hành kiểm tra lại cốt thép và ván khuôn. Cần lưu ý tới kích thước và cao độ của ván khuôn, độ khít, sự ổn định chắc chắn của ván khuôn, phòng khi đầm mạnh có thể vỡ ván khuôn.
Các cốt thép phải chính xác về chủng loại, chiều dài, hình dạng theo thiết kế, vị trí bẻ mỏ, các miếng kê để cố định vị trí cốt thép, các lỗ chừa lại trong bê tông.
Trong ván khuôn không được có rác rưởi. Phải bôi dầu vào mặt trong ván khuôn ở những vị trí tiếp xúc với bê tông. Cạo sạch gỉ thép trước khi đổ, nhưng không được sơn chống gỉ cốt thép.
Khi đổ bê tông, phải đổ vào tất cả các góc cạnh và đầm để giảm bớt các lỗ trống, loại bớt một phần lượng nước. Đầm liên tục cho đến khi mặt bê tông ánh nước. Đó là nước xi măng xuất hiện trên mặt bê tông. Đầm máy áp dụng hiệu ứng rung. Có 3 kiểu đầm: đầm dùi lắc ngập vào bê tông, đầm bàn áp lên mặt và đầm rung gắn vào phía ngoài ván khuôn.
Khi đầm bê tông, đá có khuynh hướng chìm xuống và nén lại. Trong khi đó, nước bị ép tách ra khỏi đá và cốt thép, nổi lên phía trên hoặc cùng với xi măng chui qua kẽ hở của cốp pha ra ngoài, tạo thành những lỗ rỗng, làm khả năng chống thấm nước của bê tông giảm. Một phần nước thừa đọng lại bên trong hỗn hợp tạo thành những hốc rỗng, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và tính chất của bê tông. Việc giảm lượng nước nhào trộn và nâng cao khả năng giữ nước của hỗn hợp bê tông có thể thực hiện bằng sử dụng phụ gia hoạt động bề mặt và lựa chọn thành phần hạt của cốt liệu một cách hợp lý.
Đổ bê tông cần phải được che nắng mưa và bảo dưỡng tốt. Trong thời gian 1 tuần đầu, cần phải được tưới nước liên tục. Nếu trời mưa, phải tiến hành che chắn trong 2 ngày đầu. Trong 3 ngày đầu, cấm đi lại hay để vật liệu lên trên sàn bê tông mới đổ. Sau khi bê tông đạt đến cường độ cần thiết mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn.

TÌM HIỂU XÂY NHÀ

Quản lý giám sát thi công cho chủ đầu tư

Người giám sát thi công nên lập nhật ký công trình để theo dõi tiến [...]

Thi công hoàn thiện cửa, cổng

Các loại cửa nhựa và chất dẻo hiện nay có đa dạng về chủng loại, [...]

Thi công hoàn thiện sơn vôi

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác cho con người. [...]

Hoàn thiện thi công khu vệ sinh

Thi công ốp phải làm sau khi đã trát các phần tường không ốp, đặt [...]

Hoàn thiện cầu thang công trình xây dựng

Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu hoàn thiện bề mặt cầu thang như [...]

Hoàn thiện trần trong không gian nội thất

Bộ phận kiến trúc thứ ba trong không gian nội thất sau sàn, tường là [...]

Hoàn thiện mặt sàn trong thi công

Vật liệu hoàn thiện mặt sàn cần đáp ứng các yêu cầu sau: Chịu lực: [...]

Ốp gạch men kính hoàn thị công trình

Tường gạch cũ phải đục nhám bề mặt, tạo các lỗ từ 0,5 đến 1 [...]

Hoàn thiện tường bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình.

Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Ngoài việc tạo ra [...]

Thị công nhà ở lắp đặt các thiết bị

Máy điều hòa nhiệt độ có tác dụng điều tiết không khí trong phòng, giảm [...]

Thi công các yếu tố kỹ thuật công trình nhà ở

Trang bị điện trong công trình phải đảm bảo an toàn cho con người và [...]

Thi công móng và các kết cấu công trình

Đế móng không nằm trên lớp đất có tính ổn định kém (thường gọi là [...]

Những công việc chuẩn bị theo dõi thi công phần thô

Cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thi công, sau đó kiểm tra lại các mốc [...]

Lựa chọn mua thiết bị nhà bếp

Một căn bếp được coi là tiện dụng và hiện đại khi được bố trí [...]

Chọn mua thiết bị nước

Chỉ nên mua các loại có xuất xứ rõ ràng, nước mạ ngoài bóng đẹp, [...]

Chọn mua thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng

Trước khi tiến hành mua sắm, cần nghiên cứu rõ các vị trí chiếu sáng [...]