Hoàn thiện sơn vôi
6.1. Chọn màu sắc
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác cho con người. Theo cảm giác, có thể phân biệt hai loại màu sắc: màu nóng và màu lạnh.
Các màu nóng có tác dụng kích thích, gây các phản ứng mạnh. Màu đỏ nâng cao áp suất máu, tăng nhịp thở. Màu cam tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Màu vàng có tác dụng kích thích trí óc hoạt động.
Các màu lạnh có tác dụng thư giãn, tạo cảm giác mát mẻ. Màu lục gây cảm giác tươi mát, bình yên. Màu xanh trời có tác động tốt đến giấc ngủ, nghỉ ngơi. Màu tím gây sự buồn nản, thụ động. Màu nâu buồn, trì trệ. Màu đen gây ấn tượng nặng nề. Màu trắng gây ấn tượng lạnh lùng, trống rỗng.
Dựa vào nguyên lý màu lạnh và nóng, ta có thể sửa chữa khiếm khuyết của các phòng bằng màu sắc tường và trang thiết bị nội thất như: phòng thiếu sáng nên sơn các màu sáng, ấm, ngược lại các phòng thừa sáng nên dùng các màu lạnh.
Tuy nhiên, tác động của màu sắc lên con người rất phức tạp và có thể có nhiều tác động trái ngược, tùy theo đặc điểm tâm sinh lý, trạng thái, lứa tuổi, giới tính, v.v… của mỗi người. Do đó, các khái niệm trên chỉ là tương đối và có thể có những cách phối màu sắc đa dạng, tùy theo ý thích của người sử dụng.
Chú ý rằng màu sơn trên bản mẫu chỉ gần đúng với màu sơn trong thực tế. Sự kết hợp màu trần và tường làm sắc độ đậm hơn màu sơn in trên bảng màu. Cần cân nhắc sự phối hợp màu sơn với đồ đạc trong nhà.
6.2. Sơn tường
Sơn được sử dụng nhằm hai mục đích: làm đẹp và bảo vệ bề mặt. Sơn tường gồm các bước bả tạo bề mặt nhẵn, sơn lót và sơn hoàn thiện.
Bột bả thường có màu trắng hoặc xám ghi có tác dụng tạo bề mặt cứng chắc, nhẵn, không bị nứt sau khi trát, giúp chống thấm tốt hơn, đồng thời tăng khả năng chịu sự va đập. Sơn ngoại thất chống được sự phát triển của rêu mốc, chống sự ngưng tụ hơi nước.
Sơn nước (Latex) gồm sơn không bóng và hơi bóng, dùng sơn nhựa, giấy và gạch xây. Sơn Latex quét dễ dàng với nước trong khi sơn Alkid phải có dung dịch làm loãng hay dung môi. Đối với sơn Latex, có thể nhúng chổi sơn trực tiếp vào thùng sơn nhưng đừng để thấm quá nhiều sơn. Lớp thứ hai phải quét theo hướng vuông góc với lớp thứ nhất.
Tiêu chuẩn sơn tốt: sơn quét lên tường sau khi khô phải giữ được bề mặt nhẵn, bóng, đẹp, chà tay không thấy bột bám, không bị vết nứt. Có thể thử bằng cách mở thùng sơn, quét thử lên tường, chờ khô để đánh giá kết quả. Không chấp nhận những thùng sơn có vết mở, cậy nắp, trầy xước vỏ ngoài. Có thể dùng nước xà phòng tẩy rửa những vết bẩn mà không làm bong mặt sơn.
Tất cả các dụng cụ khi sơn xong, phải được rửa trong nước cho sạch và ngâm nước để không bị khô cho lần sử dụng kế tiếp. Nên giữ lại một lượng sơn trong thùng dạng nguyên chất để có thể sửa chữa những chỗ hỏng sau này.
Nên sơn vào ban ngày và bố trí ánh sáng tối đa. Tốt nhất là ánh sáng đúng như thực tế sử dụng sau này, để có thể sửa chữa độ phẳng của tường. Bắt đầu sơn từ cửa sổ hướng dần vào trong nhà. Sơn trần và các chi tiết trang trí trên trần trước, sau đó sơn tường. Sơn toàn bộ hết một lớp, để khô rồi sơn tiếp lớp sau.
Nguyên liệu mua sẵn chưa dùng phải được để ở nơi mát, thông thoáng và khô, không để ánh nắng chiếu trực tiếp. Tránh xa các nguồn nhiệt.
Trong thời gian sơn, phải mở hết cửa sổ, cửa ra vào. Nếu cần, nên tháo dỡ cửa để tránh dây bẩn và tạo thông thoáng tối đa. Không được để sơn dính vào mắt. Sơn cũng có độ ăn da nên tránh tiếp xúc trực tiếp. Khi làm việc với sơn, nên sử dụng găng tay cao su.
Nếu không để khô lớp sơn trước đã sơn tiếp lớp sau đè lên, có thể sơn sẽ bị lầy, tạo vệt loang lổ. Quét sơn nhiều lần quá, hay mỏng quá cũng có thể gặp lỗi này.
Không pha trộn các loại sơn của các hãng khác nhau. Trước khi sơn, các bề mặt phải khô và không dính dầu, mỡ, tạp chất bẩn. Xử lý bằng các dung môi hoặc chất tẩy nếu thấy cần thiết. Bịt kín nắp và để sơn còn lại vào nơi khô, mát và sạch. Không để tạp chất lẫn vào. Các dụng cụ phải được rửa càng sớm càng tốt.
6.2.1 Chuẩn bị bề mặt
Công việc sơn phải tiến hành trong thời tiết khô ráo. Không nên sơn trong những ngày trời mưa, độ ẩm cao. Độ ẩm cao là nguyên nhân chính dẫn đến sơn bong tróc, phồng rộp, xuống màu.
Bề mặt sơn phải khô hoàn toàn và sạch sẽ. Kiểm tra các chỗ hư hỏng. Nếu sơn lên bề mặt đã sơn, phải làm sạch những lớp sơn bong, tróc, phồng rộp bằng giấy ráp. Tường nhà mới xây, nên sơn sau thời gian tối thiểu là 2 tháng, lúc đó lớp trát mới có thể khô hoàn toàn bên trong. Những chỗ bị nứt nước phải được xử lý trước khi sơn. Chú ý tìm nguyên nhân của rò rỉ, thẩm thấu (do đường ống chôn ngầm bị hở hay nước mưa, nước ngầm ngấm từ ngoài vào). Giải quyết triệt để, chờ một thời gian cho khô hẳn rồi mới tiến hành sơn. Nếu thời gian không cho phép, có thể để lại mảng tường, hay cả phòng đó cho đến khi nào xử lý xong. Nếu vội vã hay làm ẩu, có thể sẽ tốn kém và phức tạp hơn khi đã sơn xong, lại phải đập ra xử lý lại. Những căn phòng bí, ít cửa, càng cần có nhiều thời gian hơn.
Đối với bề mặt đã sơn, có thể sơn chồng lên tiếp nếu bề mặt sơn còn phẳng, không bong tróc và có độ bám dính tốt. Nên dùng dung dịch rửa nấm để tẩy rửa, tiêu diệt mầm mống tảo và nấm. Sau 2 ngày mới tiến hành sơn.
Những vị trí có thiết bị nổi lên trên mặt tường (như ổ điện, đèn tường) nên tháo tối đa những phần dễ dàng tháo lắp. Đối với công tắc điện, nhấc nắp ra ngoài, dùng giấy tráng keo dán lên để tránh dính sơn. Sơn từ các góc tường, chu vi đèn và cửa sổ trước.
6.2.2 Kỹ thuật thi công
-
Trộn bột bả: Trộn bột bả trong nước theo tỷ lệ 1 bao bột 40 kg với 15 – 18 lít nước, hoặc 1 phần nước với 3-4 kg bột. Trộn đều trong 8-10 phút, sau đó bắt đầu thi công.
-
Cách thi công bả: Dùng bay thép hoặc inox để trát đều bột bả lên tường, miết mạnh và đều tay. Bả lớp đầu tiên sau khi khô se sẽ được tiếp tục bả lớp thứ hai sau khoảng 8 giờ. Thời gian khô ở nhiệt độ trung bình 28-30°C là 2 giờ, khô hoàn toàn sau 3 ngày. Thời gian sử dụng tốt sau khi trộn nước là trong vòng 3 giờ. Một bao bột 40 kg có thể phủ được 40-45 m² tường.
-
Phương pháp sơn: Có ba phương pháp sơn: dùng chổi, dùng rulô, và dùng súng phun. Trong đó, súng phun cho kết quả đẹp nhất, vì các hạt sơn li ti bắn ra với áp lực cao sẽ dính chặt vào tường. Dùng rulô cũng tạo hiệu quả mịn màng và đều màu hơn so với dùng chổi.
6.2.3 Một số loại sơn thông dụng
-
Sơn DULUX:
- Sơn nội thất PEARL 3-IN-1: Được chứa trong các thùng 5L, có nắp đậy tốt, khó làm giả. Màu sắc đẹp, lớp sơn bóng hơn hẳn. 1L sơn phủ được 12 m² tường.
-
Sơn ngoại thất ACRYLIC GLIDDEN DURAGUARD:
- Loại sơn này chịu được độ ẩm cao của môi trường bên ngoài. Quy trình chuẩn bị bề mặt tương tự như khi sơn trong nhà. Nếu lớp sơn cũ có nấm mốc, phải xử lý bằng dung dịch tẩy. Bề mặt phải phẳng và trám lại các vết hổng, nứt vỡ. Bề mặt càng khô sẽ càng ít bị nứt.
-
Sơn chống nấm NIPPON:
- Quy trình sử dụng sơn chống nấm:
- Rửa sạch tường bằng nước, cọ rửa các vùng nấm và tảo bám, để tường khô trong 1 ngày.
- Quét nước sơn NIPPON ANTI-FUNGUS SOLUTION lên bề mặt, để khô trong 1 ngày.
- Rửa sạch lại bằng nước để tẩy các vết nấm đã chết, để khô trong 1 ngày.
- Sơn tường bằng loại sơn NIPPON VINILEX 5170 WALL SEALER.
- Quy trình sử dụng sơn chống nấm:
-
Sơn giả đá Davvoo:
- Tạo cho bề mặt công trình cảm giác giống đá granite, có thể thi công trên các mặt cong, phù điêu, gờ chỉ. Màu sắc đa dạng, có thể pha trộn để tạo các màu sắc tinh tế. Lớp lót có tác dụng chống thấm, rêu mốc và các mầm bẩn. Lớp sơn chính là hỗn hợp bột đá và chất kết dính cao phân tử. Lớp phủ ngoài bằng keo trong suốt bảo vệ bề mặt, chống thấm, rêu mốc và dễ dàng tẩy rửa. Sơn này không cần bả mastit và có thể thực hiện trên tường vôi hoặc sơn cũ.
6.3 Quét vôi
Mặc dù hiện nay hầu hết các công trình sử dụng sơn nước thay cho vôi, vôi vẫn là một vật liệu rẻ tiền và tương đối bền, nên có thể sử dụng trong một số trường hợp. Khi quét vôi, cần lưu ý các bước sau:
-
Pha vôi: Quấy đều vôi cho tan hết vôi cục, sau đó lọc qua rây (hoặc rổ nhỏ) để loại bỏ sạn, cặn và các hạt vôi chưa nở hết. Tiếp theo, hòa tan Adao (keo da trâu) và bột màu vào vôi, rồi lọc lại lần nữa.
-
Thêm phụ gia: Để màu vôi tươi sáng, trong suốt và không bị mốc, bạn có thể thêm một chút rượu trắng vào hỗn hợp vôi với tỷ lệ 0.5L rượu cho 20L nước vôi đã hòa bột màu. Ngoài ra, có thể cho thêm xà phòng giặt hoặc dầu gai để pha chế nước quét lót với nước màu có gốc keo. Muối ăn và phèn chua có thể được cho vào sữa vôi để tăng độ bám dính của nước vôi.
-
Quá trình quét vôi: Trước khi quét, cần dậm vá kỹ tường, chờ cho vữa trát khô. Sau đó, quét 2-3 lớp vôi lót màu trắng. Khi nước vôi trắng khô đều, tiếp tục quét nước màu. Nếu lớp vôi cũ quá dày, cần phải cạo sạch để không làm ảnh hưởng đến lớp vôi màu mới.
6.4 Hoàn thiện bằng sơn dầu
Sơn dầu thường được sử dụng để hoàn thiện bề mặt gỗ và kim loại. Bề mặt phải sạch sẽ, không có dầu mỡ và kim loại phải được đánh sạch gỉ bằng bàn chải sắt. Khu vực thi công sơn cần được dọn dẹp sạch sẽ để không có bụi bẩn bám vào bề mặt sơn ướt.
-
Quét nước lót: Quét từ 1-2 lớp nước sơn lót, tạo thành lớp mỏng đồng đều phủ khắp bề mặt.
-
Quét nước mặt: Quét đều tay, đưa bút theo một hướng trên toàn bộ bề mặt. Khi quét lớp tiếp theo, đưa bút vuông góc với hướng của lớp sơn trước. Trước khi mặt sơn khô, sử dụng bút sơn rộng bản, có lông dài và mềm, quét nhẹ lên lớp sơn cho đến khi không còn thấy vết bút.
-
Sơn phủ bề mặt sắt:
- Sơn ba nước:
- Sơn chống gỉ: Dùng máy mài để làm đều các mối hàn, làm liền các vỉ hàn. Dùng giấy ráp để chà sạch các vảy hàn và gỉ sét. Dùng chổi quét đều lên các bề mặt phẳng, chú ý vào các góc cạnh, tránh để sơn bị chảy sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn chính.
- Sơn ba nước:
Sơn chính
Quá trình sơn chính thực hiện tương tự như sơn nước lót, nhưng cần chú ý thêm các yếu tố để đạt hiệu quả cao:
- Pha thêm dầu bóng: Để tạo độ bóng đẹp cho bề mặt sơn, bạn nên pha thêm dầu bóng với tỷ lệ 100cc dầu bóng cho mỗi lít sơn.
Yêu cầu kỹ thuật:
-
Bề mặt lớp sơn: Lớp sơn phải bóng và tạo thành một màn sơn liên tục, không nhìn thấy các lớp sơn bên dưới. Không có chỗ rộp, vết nhăn hoặc giọt sơn trên bề mặt.
-
Sơn kim loại: Trên bề mặt kim loại, không được có vết nhăn, giọt sơn hay vết chổi.
-
Sơn gỗ: Màng sơn trên bề mặt gỗ phải bằng phẳng, không gồ ghề, không có giọt sơn, vết chổi hay lông chổi.
-
Bảo vệ khu vực thi công: Sơn không được rơi vãi dính lên các bộ phận khác của công trình, như mặt kính, tay nắm, ổ khóa cửa hoặc các bộ phận kim loại mạ.
-
Đậy nắp hộp sơn: Sau khi tiến hành sơn, phải đậy nắp kín hộp sơn. Các chất dung môi dễ cháy cần được chứa trong thùng đậy kín.
Định mức vật tư:
-
Sơn cửa kính: 1m² cửa được tính 0.8m² sơn (cả hai mặt cửa).
-
Cửa chóp: 1m² cửa được tính 3m² sơn (cả hai mặt cửa).
-
Cửa pano: 1m² cửa được tính 2.2m² sơn (cả hai mặt cửa).
-
Sơn cửa gỗ: 1m² sơn cửa gỗ sử dụng 0.15kg sơn cho một lần.
Cạo sơn cũ:
-
Nếu lớp sơn cũ còn độ bóng và bám chắc, không cần phải cạo.
-
Cạo sơn bong: Nếu lớp sơn bị bong, có thể dùng băng dính dán lên lớp sơn và bóc ra. Nếu thấy sơn dính trên băng dính, cần cạo bỏ toàn bộ lớp sơn đó.
-
Cạo bằng máy sấy: Cũng có thể dùng máy sấy tóc phun hơi nóng làm mềm sơn. Sau vài phút, khi sơn mềm, dùng dao cạo bỏ lớp sơn.
Đánh Vécni
Vécni được sử dụng để phủ các bề mặt gỗ, không chỉ giúp bảo vệ lớp gỗ mà còn làm tăng vẻ đẹp của gỗ bằng cách tạo ra một bề mặt nhẵn bóng. Dưới đây là quy trình và các lưu ý khi đánh vécni:
Quy trình đánh vécni:
-
Chuẩn bị bề mặt gỗ:
- Trước khi đánh vécni, bề mặt gỗ cần được bào nhẵn và đánh bằng giấy ráp để có một bề mặt mịn màng.
-
Lượt đánh vécni:
- Lượt đầu tiên: Là lớp lót, sử dụng vécni pha loãng hơn so với các lớp sau.
- Lượt tiếp theo: Các lớp vécni sau được đánh dày hơn, và nếu cần chất lượng cao, mỗi lần trước khi tiến hành lớp tiếp theo, cần đánh lại bề mặt bằng giấy ráp mịn để tạo độ mịn.
-
Kỹ thuật đánh vécni:
- Động tác đánh cần thực hiện nhanh và liên tục, không được dừng đột ngột.
- Nếu cần quay lại chỗ cũ để hoàn thiện, phải đợi cho lớp vécni trước đó đã hoàn toàn khô.
Lưu ý:
- Đảm bảo các lớp vécni khô hoàn toàn giữa các lượt để tránh hiện tượng sơn bị mờ hoặc không đều.
TÌM HIỂU XÂY NHÀ
Quản lý giám sát thi công cho chủ đầu tư
Người giám sát thi công nên lập nhật ký công trình để theo dõi tiến [...]
Th12
Thi công hoàn thiện cửa, cổng
Các loại cửa nhựa và chất dẻo hiện nay có đa dạng về chủng loại, [...]
Th12
Thi công hoàn thiện sơn vôi
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác cho con người. [...]
Th12
Hoàn thiện thi công khu vệ sinh
Thi công ốp phải làm sau khi đã trát các phần tường không ốp, đặt [...]
Th12
Hoàn thiện cầu thang công trình xây dựng
Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu hoàn thiện bề mặt cầu thang như [...]
Th12
Hoàn thiện trần trong không gian nội thất
Bộ phận kiến trúc thứ ba trong không gian nội thất sau sàn, tường là [...]
Th12
Hoàn thiện mặt sàn trong thi công
Vật liệu hoàn thiện mặt sàn cần đáp ứng các yêu cầu sau: Chịu lực: [...]
Th12
Ốp gạch men kính hoàn thị công trình
Tường gạch cũ phải đục nhám bề mặt, tạo các lỗ từ 0,5 đến 1 [...]
Th12
Hoàn thiện tường bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình.
Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Ngoài việc tạo ra [...]
Th12
Thị công nhà ở lắp đặt các thiết bị
Máy điều hòa nhiệt độ có tác dụng điều tiết không khí trong phòng, giảm [...]
Th12
Thi công các yếu tố kỹ thuật công trình nhà ở
Trang bị điện trong công trình phải đảm bảo an toàn cho con người và [...]
Th12
Thi công móng và các kết cấu công trình
Đế móng không nằm trên lớp đất có tính ổn định kém (thường gọi là [...]
Th12
Những công việc chuẩn bị theo dõi thi công phần thô
Cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thi công, sau đó kiểm tra lại các mốc [...]
Th12
Lựa chọn mua thiết bị nhà bếp
Một căn bếp được coi là tiện dụng và hiện đại khi được bố trí [...]
Th12
Chọn mua thiết bị nước
Chỉ nên mua các loại có xuất xứ rõ ràng, nước mạ ngoài bóng đẹp, [...]
Th12
Chọn mua thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng
Trước khi tiến hành mua sắm, cần nghiên cứu rõ các vị trí chiếu sáng [...]
Th12